Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

Đồng Nai có gì để "đẩy" thị trường bất động sản 2018?

Hình ảnh
Nằm cạnh TP. Hồ Chí Minh, lại có lợi thế về giao thông,  thị trường   bất động sản   Đồng Nai  đang được cho là sôi động. Nhưng thực chất, giới phân tích thị trường lại nhận định, năm 2018 vẫn chưa thực sự là năm bất động sản Đồng Nai "lên ngôi". Dự án khu đô thị Long Hưng tại Biên Hoài được quảng cáo rầm rộ, sinh lời cao nhưng lại không có người ở. Nguồn: internet Lợi thế ngủ quên Theo Nhã Đan/reatimes.vn Đồng Nai  được đánh giá là tỉnh hưởng được thừa hưởng nhiều lợi thế để phát triển  thị trường   bất động sản  nhất trong số các tỉnh thành lân cận TP.Hồ Chí Minh. Cụ thể, về giao thông, Đồng Nai có đầy đủ loại hình giao thông từ hệ thống đường sắt Bắc – Nam chạy qua với nhà ga Biên Hòa, đến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây chạy xuyên tâm nối TP.Hồ Chí Minh vào Đồng Nai đi quốc lộ 51 về thành phố biển Vũng Tàu và xuyên thẳng tới tỉnh Bình Thuận; bên cạnh đó là trục đường chính quốc lộ 1A nối các tỉnh miền Trung, Đô...

Bất động sản Đồng Nai hấp dẫn không chỉ nhờ Sân bay Long Thành

Hình ảnh
(ĐTCK) Thị trường địa ốc Đồng Nai nổi lên như một điểm đến đầu tư tiềm tàng, bởi thị trường có nhiều sự kết nối. Cụ thể, kết nối hạ tầng giao thông giữa Đồng Nai với TP.HCM với các tỉnh lân cận qua một loạt tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên… Tới đây, bất động sản Đồng Nai không chỉ có nhiệm vụ kết nối các tỉnh, thành phố trong nước, mà còn có cả sự kết nối với quốc tế thông qua Sân bay Long Thành trong tương lai. Đồng Nai không chỉ hấp dẫn vì có Sân bay Long Thành, mà điểm mấu chốt chính vì Đồng Nai là cửa ngõ của đại đô thị TP.HCM, có thể đảm nhiệm chức năng đô thị vệ tinh của TP.HCM. Thực tế, mỗi địa phương có một lợi thế khác nhau để phát triển thị trường địa ốc bất động sản. Chẳng hạn, có địa phương có lợi thế về bất động sản nghỉ dưỡng, có địa phương lại có lợi thế về bất động sản y tế, giáo dục hay bất động sản khu công nghiệp, hành chính… Với lợi thế là khu vực ngoại ô cách T...

Nhà giàu Sài Gòn đổ xô về Long Thành gom đất

Theo khảo sát thực tế tại thị trường Long Thành, đại diện một số công ty bất động sản cho rằng gần đây nhờ có thông tin xây dựng dự án sân bay Long Thành, nên có hiện tượng người dân từ Sài Gòn đổ xô đến đây tìm mua đất. Những ngày qua, thông tin về người dân đổ xô gom đất Long Thành nhằm ăn theo việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (huyện Long Thành) đang làm xôn xao dư luận. Nhiều thông tin đồn thổi giá đất gần khu vực sân bay đang sốt, người người đem tiền đi gom đất... Để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng tôi đã tìm đến khu vực quy hoạch sân bay Long Thành để tìm hiểu. Được biết, tỉnh Đồng Nai đã tính phương án quy hoạch vùng phụ trợ sân bay trong diện tích 21 ngàn ha để phát triển dự án BĐS. Tìm hiểu thực tế cho thấy có vẻ “cò đất” cũng đang là những người nắm quy hoạch khu vực này rõ như lòng bàn tay. Quyết định về việc tạm ngưng tách thửa đất tỉnh Đồng Nai đã ban hành từ tháng 4/2017 đang hạn chế quyền giao dịch mua bán, sang nhượng của người dân nh...

Italia quan tâm đến dự án sân bay Long Thành

Hình ảnh
Khoản viện trợ ODA không hoàn lại của Italia nhằm triển khai hai dự án hỗ trợ kỹ thuật cho đường sắt Việt Nam. Đồng thời, Italia cũng bày tỏ sự quan tâm đến các dự án đầu tư phát triển hạ tầng như mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và xây mới sân bay Long Thành. Theo Cổng thông tin Bộ Giao thông vận tải, sáng 28/11, Thứ trưởng, Quốc vụ khanh Bộ Phát triển kinh tế Italia Ival Scalfarotto và đoàn doanh nghiệp Italia đã có buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải Việt Nam. Thứ trưởng Ival Scalfarotto cho biết, Italia đang quan tâm đến các dự án phát triển hạ tầng ở Việt Nam. Gần đây nhất, Italia đã quyết định hỗ trợ tài chính thông qua viện trợ ODA không hoàn lại để triển khai hai dự án hỗ trợ kĩ thuật cho Việt Nam, gồm: Dự án Nghiên cứu khả thi về quản lý, tổ chức và nâng cấp hệ thống hạ tầng đường sắt, giá trị khoảng 198.000 EUR; Dự án Nghiên cứu khả thi về việc tối ưu hóa, phát triển và hiện đại hóa mạng lưới đường sắt hiện tại tại Việt Nam, giá trị khoảng 97.000 EUR. Đến nay, hai ...

Bất động sản Biên Hòa: Hiện tượng “lạ” trên thị trường

Thị trường nhà đất Biên Hòa (Đồng Nai) bỗng dưng gây được sự chú ý trên thị trường gần đây với hàng loạt dự án lớn bung hàng, giá nhà đất có xu hướng tăng cao, giao dịch sôi động. x Nói tới Biên Hòa (Đồng Nai) người ta chỉ biết đến nơi đây là những khu công nghiệp, cum công nghiệp lớn của cả nước, chứ không ai có thể hình dung ra một thị trường bất động sản sôi động với những tòa nhà cao ốc hiện đại như Sài Gòn hay Hà Nội và nhiều TP lớn khác. Bởi Biên Hòa đã chứng kiến một làn sóng đầu tư xây dựng khu công nghiệp cách đây 10 năm về trước. Tuy nhiên, hiện nay Biên Hòa bỗng dưng trở thành một "hiện tượng lạ" của thị trường địa ốc với sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Theo lý giải của giới chuyên môn thì BĐS Biên Hòa thu hút giới đầu tư nhờ nhu cầu căn hộ cao cấp để cho chuyên gia nước ngoài thuê ở mức cao, tuyến metro sẽ kéo dài từ TP.HCM đến địa phương này, đồng thời dòng vốn từ Long Thành cũng đang chảy về nơi đây…khiến thị trường khu vực này bỗng dưng nổ...

Dòng vốn chuyển dịch mạnh vào BĐS trung tâm Biên Hòa

Hình ảnh
Thị trường bất động sản Đồng Nai đang có những chuyển biến đáng chú ý khi dòng vốn đang dịch chuyển mạnh từ khu vực quanh sân bay Long Thành sang trung tâm thành phố Biên Hòa. Dòng vốn chuyển dịch mạnh từ Long Thành qua Biên Hoà Những tháng đầu năm 2017, tâm điểm của thị trường bất động sản Đồng Nai chỉ xoay quanh câu chuyện quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành được duyệt. Ghi nhận 9 tháng đầu năm, có trên 8.000 tỉ đồng của các nhà đầu tư Sài Gòn đổ vào hơn 200 dự án lớn nhỏ với quy mô gần 2.000 ha tại Long Thành. Tuy nhiên từ đầu tháng 6, tình hình giao dịch của thị trường đất nền Long Thành chậm lại do bị hạn chế phân lô, tách thửa, sang nhượng đất trong phạm vi 21.000 ha xung quanh sân bay để ngăn chặn tình trạng xuất hiện những khu đô thị ma do nhà đầu tư TP.HCM đổ xô về đầu cơ và bỏ hoang chờ lên giá. Động thái can thiệp của các cơ quan chức năng đã tạo ra những chuyển biến đang chú ý cho thị trường bất động sản Đồng Nai: Nhu cầu đất nền sân bay hạ nhiệt, hoạt động đ...

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐẶC KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN MỚI NHẤT

Hình ảnh
Theo quy hoạch chung đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Đặc khu kinh tế Vân Đồn được xây dựng và phát triển dựa trên 4 khu đô thị mới. GIỚI THIỆU VỀ  VÂN ĐỒN :  Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng, 11 xã với 79 làng mạc. Sáu (06) xã trên đảo Cái Bầu là các xã Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên, Vạn Yên. Năm (05) xã thuộc tuyến đảo Vân Hải là các xã Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi. Vân Đồn cách Thủ đô Hà Nội 175km, cách thành phố Hải Phòng 80km. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện, Thị trấn Cái Rồng cách thành phố Hạ Long 40km về phía Tây, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng trên 100km về phía Đông. Quy hoạch Vân Đồn và vùng phụ cận Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên 551,33 km2, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, trong đó có hơn 20 đảo đất có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 303,26km2 (chiếm 55%), trong đó có thị trấn huyện lỵ và 6 xã. Vùng đảo phía ngoài trải rộng 248,07m2 (ch...

TÌNH HÌNH BẤT ĐỘNG SẢN Ở CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ

Hình ảnh
Theo Báo cáo mới đây của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, giá đất tại Vân Đồn hiện tăng 5 – 6 lần so với giai đoạn năm 2016 – 2017; giá đất Phú Quốc tăng gấp 10 lần giai đoạn 2013 – 2014… Đất Vân Đồn tăng giá gấp 5 – 6 lần Báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam cho biết, các khu vực sắp tới sẽ trở thành đặc khu kinh tế có diễn biến thị trường BĐS khá sôi động. Ở phía Bắc, tại Vân Đồn (Quảng Ninh) hiện có hơn 10 dự án quy mô đã đăng ký và đang triển khai đầu tư. Tuy thị trường nhà đất Vân Đồn có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhưng do chưa có quy hoạch chi tiết nên còn tồn tại nhiều rủi ro khi gặp đất quy hoạch giao thông, công cộng. Trong khi đó, hiện khu vực vẫn chưa phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nên giá đất thực sự chưa cao, hiện chỉ tăng do thông tin sắp đầu tư “đặc khu kinh tế”. Hội Môi giới BĐS nhận định, thông tin này chỉ có thể tác động dẫn đến tăng giá 10 – 20% so với năm 2016 – 2017, nhưng thực tế giá đất tại Vân Đồn đã bị cò đất ...

Bất động sản sẽ hưởng lợi gì từ đặc khu kinh tế?

Hình ảnh
3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đang được kỳ vọng sẽ tạo nên một súc hút lớn, bùng nổ về làn sóng đầu tư trong thời gian tới. Hiện Dự thảo Luật khu hành chính – kinh tế đặc biệt đang được trình Quốc hội. Luật được thông qua sẽ cho phép thành lập các đặc khu kinh tế, tạo nền tảng cho sự hình thành 3 đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Theo dự thảo luật này, lĩnh vực bất động sản có rất nhiều ưu đãi vượt trội. Với những ưu đãi này, giới chuyên gia kỳ vọng 3 đặc khu sẽ tạo nên một sức hút đầu tư cực lớn trong tương lai, là cơ hội phát triển tốt thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Nguồn cafef.vn

Đặc khu Phú Quốc: Sốt đất bao giờ trở lại?

Thị trường tĩnh lặng sau động thái của chính quyền Kể từ thời điểm chính quyền  Phú Quốc  (Kiên Giang) có quyết định tạm dừng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cùng các biện pháp siết chặt thị trường  bất động sản  thì lượng giao dịch tại nơi đây đã giảm đáng kể. Theo nhận định của ông Đặng Đức Giới, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Đặc khu, chính sách và động thái của các cơ quan chức năng đã kiềm chế sự tăng giá nóng của bất động sản Phú Quốc. “Đây là một động thái "sửa sai" trong quản lý các vấn đề xây dựng, quy hoạch và tách thửa, nên thị trường bất động sản hiện nay đang trầm lắng, lượng giao dịch không còn sôi nổi như thời gian trước.” Tuy nhiên, ông Đặng Đức Giới cho rằng: “Thị trường hiện tại không đóng băng hay nguội lạnh, vì trong nội tại thị trường vẫn diễn ra giao dịch các sản phẩm đất thương mại dịch vụ, du lịch trong các dự án lớn được nhà nước cấp phép và phê duyệt: các loại đất xây khách sạn trung cao tầng, biệt thự...

Ngổn ngang Bình Chánh

(ĐTCK) Với vị trí là cửa ngõ phía Tây - Tây Nam TP.HCM, nối liền với các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 10, cao tốc Trung Lương - TP.HCM, huyện Bình Chánh có vai trò khá quan trọng trong việc phát triển chung của TP.HCM. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh đến chóng mặt, công tác quản lý không theo kịp khiến Bình Chánh hiện ngổn ngang với nhiều công trình xây dựng sai phép và dự án treo. Điểm nóng về xây dựng trái phép Gần 15 năm trước, thời điểm mới chia tách, dân số của huyện Bình Chánh khoảng hơn 220.000 người, nhưng đến nay, con số này đã tăng gấp 2,5 lần, lên hơn 625.000 người. Dân số tăng nhanh kéo theo hàng loạt nhu cầu thiết yếu cần được giải quyết như nhà ở, môi trường, giao thông, an ninh trật tự..., gây áp lực lớn trong công tác quản lý nhà nước. Nổi trội nhất, trong vài năm gần đây, Bình Chánh luôn là địa bàn nóng về tình trạng xây dựng nhà trái phép. Theo báo cáo của UBND huyện Bình Chánh, trong năm 2016, trên địa bàn xảy ra 591...